Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

[Tài Liệu] Bút ký của ông Đoàn Văn Tuấn (cựu tổng thư ký HĐGX Tân Dân)

GIAI  ĐOẠN  PHÔI  THAI  DỌN  ĐƯỜNG
Phong trào " Người cày có ruộng, Phế binh có nhà " phát động từ tháng 4/1970, một số thương phế binh, cô nhi quả phụ, tổ phụ nghèo nàn, từ các nơi đã về khu Ngã tư Bảy Hiền và trung tâm chăn nuôi " cắm dùi ".
          Trong số các thành phần trên , số người Công giáo không phải là nhỏ. Họ là những người đã mang một phần thân thể hiến cho quê hương, hoặc đã đóng góp một người chồng, một người con cho Tổ quốc; nhưng họ đều mang tâm trạng buồn nản, vì chính quyền không đap ứng được nguyện vọng chánh đáng cùa họ, nếu không muốn nói là bỏ rơi họ, nên họ tụ họp nhau lại nơi đây để dựng lên những túp lều để che mưa tránh nắng, tìm kế sinh nhai sống cho qua ngày.
          Đời sống thể xác họ đã vậy, còn đời sống tâm linh? Những lúc có người đau ốm kẻ liệt? Những trẻ em đã đến tuổi học giáo lý xưng tội lần đầu? Những người đến tuổi trưởng thành cần chịu phép Hôn phối? Còn biết bao những vấn đề khác nữa đặt ra; Vì người Kitô hữu đi đến đâu cần phải tổ chức thành cộng đồng giáo dân ngay đến đó, để giúp đỡ nhau phần hồn phần xác, không thể sống riêng rẽ, lẻ loi, bơ vơ không linh mục hướng dẫn.
          Số người trên, ai nấy đều cảm thấy thiếu thốn cô đơn nếu không có một nơi chung để tụ họp nhau lại câù kinh mỗi buổi sớm tối .Họ thầm mong sao cho khu đất này có một nhà nguyện có cha về đây dâng lễ ngày Chúa Nhật, để tránh sự xê dịch khó khăn vất vả của các anh em thương phế binh, các cụ già, các trẻ em lúc mưa nắng.... thì vui mừng biết bao! Nhưng vì lúc đó chưa có người tổ chức, chưa có ai chịu dấn thân đứng ra lãnh trách nhiệm làm "đầu tàu", nên các ngày lễ Chúa Nhật, các giáo dân trong khu tuỳ theo sự thuận tiện đi dự lễ tại các nhà thờ Thái Hoà, Chí Hoà Nam, hoặc nhà thờ Mẫu Tâm...
          Để tạo niềm thông cảm trong tinh thần đoàn kết Chúa Kitô của những người đồng cảnh ngộ; cụ Đoàn văn Quát và các ông Trần văn Cử. Vũ văn Niệm, Đoàn văn Tuấn...,tổ chức cuộc thăm viếng những nhà lân cận để nhận nhau cùng là tín hữu, sau đó tổ chức Tôn Vương trong từng gia đình, việc này dần dần được nhiều người hưởng ứng và lan toả khắp khu; mục đích là gợi ý hướng cho mọi người một niềm khát khao có một nơi chung để cầu nguyện và là để DỌN ĐƯỜNG cho công việc lập nhà nguyện sau này.
          Từ đó, mỗi tối tiếng cầu kinh thiết tha được vang lên giữa xóm tiêu điều đìu hiu vắng lặng, như sưởi ấm được những tâm hồn cô đơn và gieo vào lòng mỗi người một niềm tin tưởng.
                                                                   *
                                              *                                        *
            Lúc này cha Đệ đã có cảm tình với anh em Thương phế binh, ngài ủng hộ việc lập nhà nguyện của chúng ta, và muốn thâu nhận như một họ đạo thuộc về xứ Thái Hoà.
  Sau hai tiếng đồng hồ thảo luận sôi  nổi ,một tràng pháo tay nồng nhiệt, hầu như bất tận, chen lẫn tiếng hoan hô cổ võ làm náo động trong khu : Mừng Ban chấp hành Vận Động Xây Cất Thánh Đường ra đời.
                                 
                                            QUÝ VỊ SAU ĐÂY ĐƯỢC BẦU LÊN
 1- Chánh trương xứ kiêm Chủ tịch BVĐXCTĐ : Cụ Giuse Đoàn văn Quát
 2- Thư ký kiêm uỷ viên xây dựng                       : Ông Gioan Trần văn Cử
 3- Thủ quỹ kiêm uỷ viên giao tế                          : Ông Antôn Vũ văn Định
 4- Uỷ viên kiến tạo Thánh Đường
       đại diện khu chăn nuôi B                              : Ông Dominico Vũ văn Niệm
 5- Uỷ viên kiến tạo Thánh Đường
       đại diện khu chăn nuôi A                              : Ông Vicente Đỗ khánh Long
 6- Uỷ viên kiến tạo Thánh Đường
       đại diện khu Bảy Hiền A                              : Ông Antôn Lương từ Thiện
 7- Uỷ viên kiến tạo Thánh Đường
       đại diện khu Bảy Hiền B                              : Ông Giuse Nguyễn văn Tiến
 8- Uỷ viên kiến tạo Thánh Đường
       đại diện khu Phạm Hồng Thái                     : Ông Augustino Vũ văn Tuất
 9- Quản giáo liên khu kiêm uỷ viên KTTĐ          : Ông Phanxico Trần văn Tôn
                          
                                ( xin xem biên bản cuộc họp kèm theo ở phần dưới )
    
   Để đánh dấu buổi gặp gỡ đầu tiên của anh em thương phế binh năm khu. Một bữa cơm đoàn kết được tổ chức  ngay sau đó, do cụ Đoàn văn Quát khoản đãi trong một bầu không khí đầy thân mật và cởi mở.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét